Thiền dưỡng sinh cấp 1-2 Bài 1 trong chuỗi 6 ngày thực hành
Hôm nay là buổi đầu tiên của chuỗi 6 ngày thực hành thiền để nhận năng lượng vào cơ thể qua hệ thống luân xa của Thiền dưỡng sinh Dashira Narada.
Bài thiền này dành cho
tất cả mọi đối tượng bao gồm những bạn đang học trong lớp và sẽ được thông luân
xa hoặc những bạn chưa học phương pháp thiền này nên luân xa chưa được mở hoặc
những bạn đã học nhưng luân xa đã bị bít thì vẫn thực hành được.
Nó chỉ khác nếu như bạn
luân xa đang được thông thì khi vào trạng thái tỉnh thức của người hành thiền bạn
sẽ nhận được năng lượng qua hệ thống luân xa đó và nó sẽ giúp cho bạn cân bằng
nhanh hơn và cơ thể của bạn sẽ nhanh khỏe hơn.
Những bạn nào luân xa
chưa thông hoặc luân xa đã bị bít rồi thì việc hành thiền đúng kỹ thuật cũng
giúp các bạn được cân bằng và có sức khỏe mặc dù chậm hơn những bạn đang có hệ
thống luân xa thông.
Hôm nay là ngày đầu và
tất cả các bạn cũng là lần đầu hành thiền nên chúng ta sẽ thực hành thiền định
để nhận năng lượng vào cơ thể qua hệ thống luân xa đã được thông. Trong lúc các
bạn hành thiền những giảng huấn sẽ làm nhiệm vụ là cầu nối để nhận năng lượng của
vũ trụ để thông luân xa cho các bạn.
Mình sẽ thực hành kỹ
thuật thiền định hoặc là thiền Minh sát để nhận năng lượng vào cơ
thể thông qua các luân xa đã được mở.
Trong quá trình hành
thiền thì các bạn hãy thiền đúng kỹ thuật và đừng biến tấu. Một số bạn nghĩ là việc
hành thiền này là thiền luân xa hay là thiền năng lượng nên các bạn tự biến tấu
kỹ thuật hành thiền không đúng với nguyên mẫu dẫn đến việc nó sẽ làm chậm bước
phát triển của bản thân các bạn và đồng thời cơ thể của các bạn cũng không cân
bằng được nên các bạn cũng sẽ không khỏe được.
Luân xa có cơ chế tự
cân bằng nên khi hành thiền các bạn chỉ cần thiền đúng kỹ thuật. Luân xa khi được
thông rồi nó sẽ tự quay và nhận năng lượng để giúp bạn cân bằng cơ thể nên các
bạn tuyệt đối không xen vào cơ chế tự động của luân xa đã được khai mở mà hãy để
luân xa tự làm việc của nó.
Việc của các bạn là chỉ
cần hành thiền đúng kỹ thuật là được.
Với phương pháp thiền
này chúng ta sẽ không chấp vào một tư thế không gian hay thời gian nào cả.
Nên khi hành thiền các
bạn hãy chọn một tư thế vừa đủ và tư thế đó sẽ theo cơ địa, sức khỏe của người
thực hành đi đứng nằm ngồi điều thiền được hết.
Nếu bạn đang mang một thân
bệnh cơ thể đau đớn thì bạn không thể nào chọn một tư thế quá khó mà bạn hãy
hành thiền trên ghế và thả hai chân xuống và phía sau ghế thì có điểm tựa để
trong lúc hành thiền nếu mà bạn có mệt mỏi thì bạn có thể tựa nhẹ vào thành ghế
thì nó sẽ giúp cho việc hành thiền của bạn được lâu và hiệu quả hơn.
Các bạn nên nhớ là
chúng ta hành thiền chứ không hành xác nên việc chọn một tư thế thiền quá khó
trong khi bạn là một người đang có bệnh mệt mỏi về cơ thể thì bạn sẽ không thiền
lâu được
Còn những bạn trẻ tuổi
cơ thể khỏe mạnh thì các bạn có thể chọn ngồi khoanh chân dưới đất hoặc ngồi
bán già hay kiết già đều được. Nhưng cần nhất là phải có một cái chiếc gối nhỏ
để kê mông thì cái việc đó nó sẽ giúp cho lưng của các bạn thẳng hơn và bạn
hành thiền được lâu hơn và nó cũng không ảnh hưởng đến sống lưng của các bạn.
Nói tóm lại là các bạn
hãy chọn một tư thế vừa đủ theo cơ địa để không mắc vào tham và sân.
Ví dụ như bây giờ nếu
như bạn chọn một tư thế quá thoải mái trong khi là bạn là người không có bệnh
mà bạn lại chọn cái tư thế là thiền nằm thì như vậy thứ nhất là bạn thiền rất
là dễ bị ngủ quên thứ hai là bạn sẽ bị vướng mắc bám chắc vào tư thế đó bởi vì tư
thế đó nó quá dễ chịu cho nên bạn dễ bị mắc vào cái tâm tham trong cái tư thế
đó.
Còn nếu như bây giờ bạn
chọn một cái quá khó như ngồi kiết già chẳng hạn trong khi bạn là người đang có
bệnh và đau đớn về cơ thể thì bạn sẽ dễ mắc vào cái tâm sân vì trong lúc thiền
nó làm bạn đau đớn nhiều hơn và bạn sẽ không chịu nổi.
Còn không gian thì bạn
có thể hành thiền ở vị trí nào trong nhà của bạn đều được. Nhưng theo mình thì
bạn nên chọn một vị trí ít người qua lại và yên tĩnh để việc định tâm sẽ dễ
dàng hơn và việc nhận năng lượng nhiều hay ít thì nó sẽ dựa vào tâm của bạn có
định được hay không chứ nó không dựa vào không gian hành thiền. Cho nên bạn
cũng không cần đến những nơi ngoài trời ví dụ như là công viên để hành thiền, cái
đó là không cần thiết. Ở những nơi đông người như công viên sẽ làm cho tâm của
bạn khó định hơn, còn năng lượng thì ở nơi nào cũng như nhau hết, trong nhà hay
là công viên thì đều như nhau hết. Cho nên là bạn nên chọn một nơi nào đó yên
tĩnh và dễ chịu cho bạn chẳng hạn như trong nhà bạn có một góc nào đó mà bạn có
thể hành thiền được thì vẫn tốt hơn là bạn ra công viên mà ồn ào và bạn sẽ
không có định tâm được.
Thời gian hành thiền
thì đừng quá ngắn bởi vì bạn là người mới nên tâm rất là khó định và việc hành
thiền quá ít và tâm không định thì bạn sẽ không nhận được năng lượng nên sẽ
không hiệu quả. Cũng không chắc vào khung giờ, giờ âm, giờ dương, giờ tốt, giờ
xấu mà giờ nào bạn thấy là bạn có thể thiền được thì giờ đó là đều tốt cả.
Thiền định là rèn tâm
cho nên là tâm cần phải quen với việc đứng yên tập trung và chú tâm vào đề mục
chính ở hiện tại để biết là ở hiện tại thì đề mục chính có những biến chuyển gì,
ở ngay vị trí đó.
Nếu như mà bạn không
rèn tâm hoặc mỗi lần hành thiền quá ngắn thì chỉ 5 phút thì tâm bạn sẽ không ổn
định được.
Bạn cần thiền vào một giờ
nhất định trong ngày để nó tạo thói quen cho việc hành thiền của bạn, cho bản
thân mình.
Mỗi lần mà bạn thiền
thì ít nhất nên 20 phút trở lên
còn nếu có thể thì bạn có thể thành thiền lâu hơn càng lâu càng tốt. Bởi vì tâm
của các bạn lúc này đang cần một sự rèn luyện, khổ luyện để mà biết cách đứng
yên. Bởi vì chúng ta là người ngoài xã hội chúng ta làm việc và chúng ta tiếp
xúc cho nên việc mà chúng ta nhắm mắt lại để tâm đứng yên ở một vị trí, ở đề mục
chính đó, chú tâm vào một cái đề mục chính đó 5 phút thôi đã quá khó rồi. Nên
là các bạn phải có một thời khóa biểu nhất định cho mình vào một giờ nhất định
trong ngày, mỗi ngày vào giờ đó thì các bạn sẽ hành thiền. Nó sẽ tạo cho bạn
một thói quen. Thói quen này là một thói quen tốt trong cuộc đời của bạn. Sau
này cứ tới giờ đó bạn hành thiền thì bạn sẽ không thể quên được.
Khi chúng ta hành thiền
chúng ta cũng không chấp vào hướng hoặc là ngũ hành âm dương nào hết. Hướng nào
bạn cảm thấy thuận tiện thì bạn cứ thiền miễn là tâm của bạn định được là sẽ đạt
hiệu quả chứ không chấp vào một cái hướng đông tây nam bắc nào cả.
Phương pháp hành thiền
Hành thiền của phương
pháp này thì nó sẽ gồm 3 động tác:
1.
Hít vào bằng
mũi, thở ra bằng miệng (3 lần)
2.
Thở đều bằng
mũi, định tâm
3.
Hít vào bằng
mũi, thở ra bằng miệng (3 lần)
Động tác 1
Việc đầu tiên là các bạn
sẽ chọn một tư thế vừa đủ theo cái cơ địa sức khỏe của các bạn.
Sau đó thì các bạn sẽ làm
động tác số 1 tức là vận hành luân xa bạn sẽ hít nhẹ vào bằng mũi Và thổi dài
ra bằng miệng, làm như vậy từ 3 đến 5 lần.
Động tác 2
Sau khi xong động tác
số 1 rồi thì các bạn chuyển tiếp qua động tác số 2, tức là các bạn sẽ nhắm mắt
lại và thở đều bằng mũi bình thường. Lúc này tâm của các bạn cần phải đứng yên
và định vào đề mục chính.
Sau khi mà các bạn
chuyển qua động tác số 2, các bạn nhớ với phương pháp mình ở đây có 3 đề mục
chính:
-
1 là đỉnh
đầu
-
2 là khu vực
cửa mũi
-
3 là vùng
bụng
Mỗi một cái đề mục thì
nó sẽ có biến chuyển ở những cái đề mục đó ngay thời điểm hiện tại.
Bạn chỉ cần tập trung
vào vị trí đó và biết những biến chuyển ở thời điểm hiện tại của vị trí đó là
coi như các bạn đạt hiệu quả. Trong lúc thiền, các bạn chỉ chuyên chú, quan sát
vào 1 đề mục đã chọn thôi. Các bạn hay trung thành với đề mục đó suốt buổi tập
luôn. Các bạn đừng có, tuyệt đối đừng có để tâm chạy lăng xăng từ đề mục này
sang đề mục kia thì tâm bạn sẽ không định được.
Khi các bạn hướng tâm đến
đề mục chính thì các bạn nhớ để tâm đứng yên ở vị trí đó và quan sát những biến
chuyển ở vị trí ở thời điểm hiện tại thì coi như đạt hiệu quả.
Ví dụ ở đỉnh đầu sẽ có
các tín hiệu năng lượng, khi bạn chú tâm vào đỉnh đầu thì bạn quan sát sẽ biết được
tín hiệu năng lượng khi năng lượng đi vào cơ thể các bạn.
Ở đề mục số 2 ở cửa
mũi thì sẽ có sự luân chuyển của hơi thở vào ra của chúng ta thì khi mà các bạn
chú tâm vào cửa mũi thì bạn sẽ biết được lúc nào mình thở và lúc nào mình hít.
Còn để mục số 3 là ở bụng
thì nó sẽ có cái sự phòng xẹp của bụng nên khi mà bạn chú tâm vào vùng bụng thì
bạn sẽ biết được lúc nào bụng của mình phồng và lúc nào bụng của mình xẹp.
Khi các bạn hành thiền
tuyệt đối đừng quan tâm đến sự hoạt động của các luân xa hay là sự luân chuyển năng
lượng mà các bạn chỉ cần chuyên chú định vào đề mục chính.
Thỉnh thoảng thì trong
quá trình hành thiền tâm của bạn sẽ bị phóng tâm và nó đi lan man thì lúc này bạn
nhận thấy việc phóng tâm đó thì bạn hãy nhẹ nhàng đưa tâm quay về, chú tâm vào
đề mục chính
Ở động tác số 2 chỉ
như vậy thôi.
Động tác 3
Sau khi mà bạn đã thiền
được khoảng 20 phút trở lên rồi và bạn muốn xả thiền thì lúc này các bạn sẽ làm
động tác số 3 tức là chúng ta sẽ hít nhẹ vào bằng mũi thở dài ra bằng miệng làm
như vậy 3 lần là các bạn xả thiền và kết thúc cái buổi tập.
=======================================
Thực hành hành thiền
(Nên xem clip tua đến
12:18)
[12:18]
bây giờ thì chúng ta bắt
đầu hành thiền nha các bạn
thì đầu tiên các bạn
hãy chọn một tư thế thiền vừa đủ theo cơ địa sức khỏe của các bạn
Sau đó chúng ta bắt đầu
làm động tác số 1 hít nhẹ vào bằng mũi thở dài ra bằng miệng chầm chậm thổi hết
khí trong cơ thể các bạn làm như vậy 3 lần
2 hít nhẹ vào bằng mũi
thở dài ra bằng miệng chầm chậm thổi hết khí trong cơ thể
lần 3 hít nhẹ vào bằng
mũi thở dài ra bằng miệng chầm chậm thổi hết khí trong cơ thể
sau đó các bạn chuyển
qua động tác số 2 mắt nhắm nhẹ thở đều bằng mũi bình thường
ở động tác số 2 này
các bạn thở đều bằng mũi, hướng sự chú tâm đến khu vực cửa mũi hay biết việc
Hít Vào Thở Ra của bản thân mình
khi nào bạn hít vào bạn
biết
khi nào bạn thở ra bạn
biết
Bạn hãy để cơ thể thợ
tự nhiên như nó là
hơi thở ngắn bạn biết
nó ngắn
Hơi Thở dài bạn biết
nó dài
Hãy kiên định ở vị trí
cửa mũi để nhận thức được sự vào ra của hơi thở
Hãy để cơ thể thở tự
nhiên hơi thở nhẹ biết có thở nhẹ
Hơi thở nặng biết có
thở nặng
Thỉnh thoảng tâm có đi
lang thang
Bạn hãy nhẹ nhàng đưa tâm
quay về cửa mũi
Hãy biết ở hiện tại
mình đang ở đây và đang thở
Bạn hãy để cơ thể thở
tự nhiên như nó là
Tâm kiên định ở vị trí
cửa mũi
Hãy quan sát Hơi Thở
vào ra
hơi thở nhẹ biết có thở
nhẹ
Hơi Thở dài biết có thở
dài
thỉnh thoảng tâm có đi
lang thang
hãy nhẹ nhàng đưa tâm
quay về cửa mũi
[31:19]
Rồi bây giờ chúng ta sẽ
xả thiền chúng ta sẽ làm động tác số 3 để xả thiền
chúng ta hít nhẹ vào bằng
mũi thở dài ra bằng miệng và làm như vậy 3 lần
lần 2 hít nhẹ vào bằng
mũi thở dài ra bằng miệng
lần 3 hít nhẹ vào bằng
mũi thở dài ra bằng miệngác bạn.
Trích và hiệu chỉnh từ bài giảng của chị Nguyễn Ngọc Phượng– TP HCM – 0907513835
https://sites.google.com/view/thienduongsinhdasiranarada/trang-ch%E1%BB%A7
https://youtu.be/xFMYMWpgpW8?si=GZ-yDtYvLuOqUFec
Nhận xét
Đăng nhận xét