Thiền dưỡng sinh cấp 1-2 bài 3: Luân xa 3, 2 và Hướng dẫn cách tự hỗ trợ năng lượng cho bản thân

Bài 3 gồm có hai phần:

  1. Phần thứ nhất: chức năng nhiệm vụ của luân xa 3 và luân xa 2
  2. Phần thứ hai: hướng dẫn cho mọi người cách mà chúng ta tự điều chỉnh bệnh cho bản thân mình đạt hiệu quả cao nhất và làm thế nào để cho bệnh đừng có quay trở lại với người tập nữa

Luân xa 3

-          Vị trí: luân xa 3 nó nằm trên cái cột sống của mình đối xứng với cái rốn để tại cái huyệt Mệnh Môn.

-          Tác dụng: luân xa 3 có cái tác dụng là điều hòa năng lượng trong các cơ thể của người tập và điều chỉnh các chứng bệnh về các đường tiêu hóa, gan, thận, mập, dạ dày. Nó giúp ta ăn ngon hơn và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn. Nó điều hòa được dinh dưỡng trong cơ thể của người tập.

Luân xa 2

-          Vị trí: luân xa 2 thì nằm ngay đốt xương cụt tại cái huyệt Trường Cường.

-          Tác dụng: luân xa 2 có tác dụng là hỗ trợ năng lượng cho các bộ phận sinh dục nam cũng như nữ. Vì vậy luân xa 2 nó sẽ hỗ trợ làm giảm hoặc là hết những bệnh phụ khoa nam cũng như nữ, những thứ bệnh thuộc về các hệ bài tiết. Nó tăng cường sinh lực cho người tập.

Tác dụng phụ khi khai thông luân xa 3 và luân xa 2

Khi mà các bạn được khai thông luân xa 3 và luân xa 2 sẽ có 1 số tác dụng phụ. Bạn sẽ có những triệu chứng đó sau buổi tập và khai thông luân xa hoặc là vài buổi tập sau các bạn mới bị.

Nguyên nhân

Do luân xa 3 và luân xa 2 hỗ trợ được những bệnh về nội tiết và đường tiêu hóa nên khi mà chúng ta được khai thông và chúng ta luyện tập tốt thì để người đó có thể điều hòa được dinh dưỡng và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn lúc chưa tập, cũng như cái hệ bài tiết của mình tốt hơn.

Trước tiên muốn được như vậy thì luân xa 3 và luân xa 2 sẽ nhận năng lượng mà nó lập lại trật tự trong cơ thể người đó trước.

Chúng ta đã sống nhiều năm, mình ăn uống những thức ăn những tạp chất vào cơ thể của mình thì có những chất mà chúng ta đào thải ra bên ngoài được nhưng có những chất chúng ta không đào thải ra được và nó còn tích tụ trên cơ thể của người tập.

Bây giờ muốn phòng và hỗ trợ được bệnh thì phải lập lại trật tự bằng cách thải những chất độc tố đó ra bên ngoài. Do đó chúng ta sẽ có một số triệu chứng là đau bụng âm và đi tiêu phân lỏng có mùi hôi tanh, thậm chí là chúng ta đi tiểu thì nước tiểu nó hơi đặc và nó vàng hơn so với bình thường.

Một số người chỉ bị một hai lần nhưng có một số bạn bị cả tuần lễ mới hết được.

Do phải đào thải những độc tố và tạp chất ra bên ngoài, dĩ nhiên là nó sẽ theo cơ địa của người tập. Có một số bạn thì cơ địa là mình ăn những chất không có độc tố nhiều thì khi mà như vậy thì bạn đó chỉ cần một hai buổi thôi, một hai lần bị như vậy thì bạn ấy không bị nữa.

Còn có những bạn khác thì xưa mình ăn ở ngoài đường nhiều quá thì độc tố trong người mình nhiều, mình không thải ra bên ngoài được nên có thể các bạn đó phải bị đi tiêu phân lỏng mà có mùi hôi tanh vài ngày mới hết.

Các bạn dù có bị những triệu chứng đó nhưng nó cũng không làm cho các bạn mệt mỏi gì hết. Nó không làm cho các bạn mệt mỏi hay khó khăn trong công việc gì hết, mọi cái vẫn bình thường. Các bạn chỉ cần cố gắng chịu đựng vài ngày thì việc này sẽ qua và các bạn sẽ không bị nữa.

Thậm chí là có một số bạn là tự nhiên ngồi thiền có cảm giác nóng ngứa và mồ hôi của mình hôi hơn bình thường tại vì độc tố đó phải thải qua da qua tuyến mồ hôi của người tập.

Hướng dẫn cách làm tự hỗ trợ chữa bệnh cho bản thân mình, làm sao cho bản thân mình nhanh hết bệnh

Như các bạn biết mỗi người chúng ta không ai chỉ mang một chứng bệnh hết, người nào cũng mang nhiều chứng bệnh, người thì mang ba bốn bệnh. Có người thì mang bệnh mãn tính, bệnh cấp tính, những bệnh bị nhất thời cuộc sống là vô thường mà, đâu có biết ở hiện tại giờ đang khỏe vậy tự nhiên đi ra chút xíu thì ngã, té xe, đứt tay.

Có những bệnh bất chợt như vậy chúng ta cần xử lý liền thì lúc này chúng ta có thể ứng dụng các cách tự hỗ trợ này ứng dụng vào những việc đó hoặc các bạn có thể ứng dụng với cách này trong những bệnh mãn tính.

Ví dụ như mình bị 4, 5 chứng bệnh mình muốn chứng bệnh nào hết trước mình có thể ứng dụng các cách này để làm cho bệnh đó hết trước.

Các phương pháp tự hỗ trợ chữa bệnh cho bản thân

Có 2 phương pháp để cho các bạn tự điều chỉnh bản thân mình

1.       Phương pháp thứ nhất là chúng ta sẽ đau đâu đặt đó

2.       Phương pháp thứ hai là đau đâu nghĩ đó

phương pháp thứ nhất thì rất là đơn giản. Ví dụ các bạn đau chân thì đặt ngay chân, đau lưng thì đặt ngay lưng, đau vay thì đặt ngay vai. Tức là đau ở đâu thì bạn cứ đặt tay ở chỗ đó và tập trung vào bàn tay của mình thì tự động tay mình nó sẽ phát ra năng lượng, nó làm cho vùng đó giảm đau hoặc là hết đau hẳn.

Còn nói về các phương pháp số 2 là đau đâu nghĩ đó, nghĩ đây tức là cái suy nghĩ của mình tập trung về cái vùng đau đó. Có những nơi tay của mình không phải chạm tới được những nơi đó. Ví dụ như ở sau lưng bạn nhức hai lá phổi quá các bạn đâu có chạm tay tới được thì lúc này các bạn có thể dùng suy nghĩ của mình nghĩ về hai lá phổi đó thì tự động năng lượng nó sẽ gom lại những chỗ mà bạn đang nghĩ đến để xử lý bệnh cho các bạn.

Thực hiện phương pháp trong lúc nào thì nó mới hiệu quả?

Các bạn đừng nghĩ là sẽ làm nó trong lúc mà mình ngồi thiền. Điều đó là hoàn toàn sai lầm.

Nếu các bạn mà điều chỉnh trong quá trình các bạn đang tập thiền thì bệnh sẽ không có hết được và nó cứ kéo dài luẩn quẩn như vậy, kéo dài hoài như vậy mà không hết bệnh được.

c bạn phải điều chỉnh khi mà các bạn đã xả thiền rồi. Tức là buổi tập đó các bạn đã tập rồi và bây giờ các bạn muốn điều chỉnh bệnh thì các bạn ngồi điều những bệnh mà không vận hành luân xa gì hết.

Thậm chí trong ngày các bạn có quyền điều chỉnh nhiều lần. Chỉ cần các bạn đã tập rồi thì trong ngày các bạn có quyền điều chỉnh bệnh cho mình nhiều lần và phải nhớ là khi mà điều chỉnh bệnh là các bạn đừng vận hành luân xa bởi vì đây là điều chỉnh bệnh cho bản thân mình chứ không phải là mình thiền.

Hai việc đó là các bạn phải làm rạch rồi với nhau và không thể nào làm cùng một lúc cùng nhau được.

Nguyên nhân do đâu? Tức là khi mà chúng ta thiền, chúng ta nhận năng lượng, mà nhận năng lượng từ đâu, đó là năng lượng của vũ trụ. Khi mầm năng lượng đó muốn hỗ trợ cho sức khỏe thì nó phải qua các hệ thống luân xa của người tập để nó biến chuyển theo cái năng lượng sinh học. Lúc này nó mới hỗ trợ được sức khỏe cho người tập.

Nếu như mình không biết mà mình nghĩ bây giờ thường mình tập mình định luân xa 7 thì bây giờ mình định vùng đau luôn được không. Mình nghĩ là mình làm như vậy thì nó sẽ đỡ mất thời gian hơn. Thực tế là không được. Bởi vì khi bạn định vô vùng đau tức là bạn đang đưa năng lượng trực tiếp vô vùng đau mà nó chưa qua các hệ thống xử lý của luân xa thì như vậy năng lượng đó nó không có chức năng hỗ trợ bệnh cho bạn. Có thể là lúc đó bạn tập trung vào vùng đau, bạn vẫn nghe năng lượng tác động vô nóng rần buốt, đủ thứ các cái nhưng xin thưa là không hết được. Chỉ khi nào các bạn ngồi thiền các bạn tập trung vào luân xa 7, năng lượng đổ vào đó, qua hệ thống luân xa của các bạn thì lúc này năng lượng nó mới chuyển biến thành các năng lượng sinh học và nó hỗ trợ cho những chứng bệnh trên cơ thể của các bạn được.

Nên trong quá trình luyện tập, các bạn là đã thin là không có điều chỉnh bệnh cho bản thân mình.

Và khi điều chỉnh bệnh cho bản thân mình thì không nằm trong quá trình thiền. Lúc mình muốn điều chỉnh cho mình thì mình chỉ ngồi tự nhiên, bất động tự nhiên thôi, không vận hành luân xa gì hết lấy cái tay mặt ngay dùng đau.

Đó là phương pháp thứ nhất.

Phương pháp thứ hai là nghĩ về vùng đau hoặc kết hợp cả hai phương pháp vừa đặt ở đó và vừa nghĩ về chỗ đó luôn được.

Nhưng tuyệt đối là không được điều chỉnh bệnh trong lúc tập thiền. Tập thiền là chỉ để nhận năng lượng vào các hệ thống luân xa của mình thôi.

Còn điều chỉnh bệnh không phải là tập thiền cho nên hai việc đó phải làm rạch rồi với nhau thì mới có hiệu quả.

Phải biết thay đổi

Song song nữa là chúng ta muốn hết được bệnh hẳn thì chúng ta phải biết thay đổi.

Theo như các bạn nghĩ mình ngồi thiền nhận năng lượng vào cơ thể, điều chỉnh những các bệnh trên cơ thể của mình, hỗ trợ những bộ phận nội tạng bị bệnh như vậy là chúng ta đang hỗ trợ đằng gốc hay đằng ngọn? Chắc chắn là nó chỉ mới có rằng ngọn, nó không phải đằng gốc đâu.

Cái đó là đang làm cho những triệu chứng khó chịu nó bị mất đi, nó chỉ là làm ngọn thôi.

i gốc rễ sinh ra những triệu chứng đó là những thói hư tật xấu của mình, nó sinh ra những nghiệp xấu, nó trổ ra những nghiệp xấu thì bây giờ nó mới lòi ra cái bệnh của mình.

Mình muốn hết hẳn nó thì mình phải thay đổi. Muốn bệnh không quay trở lại với mình, mình phải thay đổi. Mình thay đổi được, cộng với việc mình luyện tập tốt thì bệnh mới không quay trở lại với mình.

Nếu như mình luyện tập tốt nhưng mình không thay đổi được cái thói hư tật xấu của mình thì bệnh vẫn quay trở lại với mình.

Ví dụ như một người học viên có một chứng bệnh là viêm gan nhưng mà họ bị viêm gan là do họ sử dụng rượu bia nhiều. Khi mà họ đến với phương pháp này luyện tập là thì bệnh viêm gan nó đã giảm rồi hoặc nó hết rồi. Sau đó người đó hết bệnh tiếp tục đi uống rượu tiếp thì gan lại bị nữa. Ngồi thiền lại hết. Sau đó tiếp tục đi uống rượu tiếp thì các bạn thấy nó theo một cái vòng lẩn quẩn như vậy và không bao giờ các bạn thoát ra được chứng bệnh đó hết, tức là không bao giờ các bạn hết được bệnh. Đó là cái gốc vẫn còn, là do các thói hư tật xấu của bạn chưa có thay đổi được.

Các bạn muốn hết hẳn bệnh thì đầu tiên các bạn phải luyện tập cho thật tốt. Sau đó nếu các bạn muốn điều chỉnh bệnh thì xả thiền rồi hẵng ngồi điều chỉnh bệnh. Và cái thứ 3 nữa cái quyết định là các bạn phải thay đổi. Thay đổi như thế nào thì thay đổi. Trước tiên là chúng ta phải thay đổi trong lối sống của mình trước, chúng ta phải sống tích cực lạc quan và yêu thương giúp đỡ mọi người nhiều hơn và sống có ích cho xã hội. Khi chúng ta sống một người có ích cho xã hội tự nhiên mình cảm thấy mình là một người có lợi cho cộng đồng là tự nhiên mình thấy vui.

Người ta nói tâm bệnh là nó có chứ không phải không. Con người hay buồn rầu thì con người đó thế nào cũng bệnh. Nhưng con người cảm thấy vui vẻ tích cực lạc quan thì con người đó có mang một bệnh nặng trên người đi nữa thì họ vẫn cảm thấy nó nhẹ.

Thứ hai là chúng ta luyện tập thể dục thể thao. Mình thích môn thể dục nào thì mình luyện tập môn đó. Không cần phải giống người khác. Có người thích Yoga, có người học võ, hoặc là mình tập Dịch Cân Kinh cũng được không sao hết.

Lối sống của mình nữa là không thức khuya và siêng năng thiền tập.

Tại sao mà siêng năng thiền tập tốt cho mình.

Các bạn biết rồi khi mình nhận năng lượng thì cơ thể mình thanh trược, mình khỏe, mình không còn những triệu chứng khó chịu. Đồng thời khi mình thiền nó giúp cho cái tâm của mình được tắm gội bằng năng lượng. Nó sẽ giúp cho cái tâm của mình luôn tinh sạch.

Khi mà mình luyện tập thể dục thể thao tốt, thân của mình khỏe. Cái tâm của mình mà được tắm gội bằng năng lượng tốt nữa thì thân tâm là hai thể không thể tách được với nhau cả hai cùng khỏe thì người mình mới khỏe được.

Sau đó thì mình cũng thay đổi trong chế độ ăn uống của mình, tức mình phải ăn uống khoa học lành mạnh. Khoa học ở đây là sao?

Bây giờ bạn có các chứng bệnh gì bác sỹ khuyên bạn kiêng ăn những thức ăn làm ảnh hưởng đến cơ thể của bạn, nó sẽ làm cho cái bệnh của bạn nặng hơn thì bạn phải thay đổi. Chẳng hạn như mình mắc bệnh đái tháo đường thì cứ ăn tinh bột những chất đường ngọt chúng ta phải kiêng. Bây giờ bị bệnh dạ dày đừng ăn những thứ chua cay thì chúng ta cũng phải kiêng, hạn chế lại. Ví dụ như bị huyết áp đi thì đừng có ăn mặn ảnh hưởng tới tim mạch huyết áp thì chúng ta cũng phải hạn chế lại.

Cái thứ hai cần lưu ý nữa là không được sát sanh hại vật vì chúng ta là người học thiền thì chúng ta hiểu về nhân quả rồi. Bất kỳ cái gì cũng vậy, mình gieo thì mình phải gặt. Mình làm cho chúng sanh đau khổ thì mình cũng sẽ bị đau khổ.

Cho nên chúng ta không sát sanh, không hại vật, chúng ta không làm cho chúng sanh đau khổ thì bản thân của mình cũng sẽ được khỏe mạnh.

Trích và hiệu chỉnh từ bài giảng của chị Nguyễn Ngọc Phượng– TP HCM – 0907513835

https://youtu.be/9GBG2LdJ9mk?si=oySzvD8OtK1i4I4O


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thiền dưỡng sinh cấp 1-2 bài 4.2: Các trường hợp bít luân xa và Ô trược

Thiền dưỡng sinh cấp 1-2 bài 4.1: Trược khí, xả trược và 5 bệnh học viên cấp 2 không được phép hỗ trợ

Thiền dưỡng sinh cấp 1-2 bài 2: Luân xa 5, 4 và Thiền động

Thiền dưỡng sinh cấp 1-2 Bài 1 trong chuỗi 6 ngày thực hành

Hội nghị PM (FLI): chiến dịch Điện Biên Phủ và đại lễ Nghìn năm Thăng Long

Thiền dưỡng sinh cấp 1-2 bài 5: 4 nguyên tắc hỗ trợ năng lượng cho người bệnh

Con đường hạnh phúc

Điều Mình Không Muốn Thì Đừng Làm Cho Người Khác

Mua sách và Đọc sách