Thiền dưỡng sinh cấp 1-2 bài 2: Luân xa 5, 4 và Thiền động
- Phần thứ nhất là mình sẽ nói về tới chức năng của luân xa 5 và luân xa 4
- Phần thứ hai là mình sẽ hướng dẫn cho các bạn ở đây các phương pháp thiền động để nhận được năng lượng
Luân xa 5
-
Vị trí: luân xa 5 nằm tại huyệt Đại chùy trên cột sống ngang vai.
-
Tác dụng: luân xa 5 chủ về khí.
o
Nó hỗ trợ các bệnh của hệ hô hấp và đường tai mũi họng như bệnh
viêm tai giữa,
viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phổi và viêm phế quản, viêm họng và một số bệnh ngoài da.
o
Những bệnh ngoài da thuần túy không phải do dị ứng gây ra thì chúng ta sẽ hỗ
trợ bằng luân xa 5.
o
Và những người bị phỏng. Ví dụ như mình muốn vết thương mình nhanh lành và nhanh liền sẹo thì
chúng ta cũng hỗ trợ bằng luân xa 5.
o
Luân xa 5 cũng dùng để cắt cơn sốt của những bệnh khác.
Những bệnh làm cho bạn bị sốt, nếu muốn hạ sốt nhanh, giảm sốt thì chúng ta sẽ
hỗ trợ bằng luân xa 5 để cắt cơn sốt cho người bệnh đó.
Luân xa 4
-
Vị trí: luân
xa 4 nằm tại huyện Linh Đài trên cột sống và ngang tim.
-
Tác dụng: luân
xa 4 nó chủ về các hệ thống tuần hoàn tim mạch và máu huyết.
o
Luân xa 4 hỗ trợ được những
bệnh như là huyết áp cao, huyết áp thấp,
hẹp van tim, hở van tim, suy tim.
o
Những bệnh như là máu nhiễm mỡ thì luân xa 4 cũng hỗ trợ.
o
Khi người tập được khai
thông luân xa 4, nếu như chúng ta luyện tập tốt thì bản thân của chúng ta sẽ dễ dàng đồng cảm với
những người xung quanh.
Thiền tĩnh (thiền tịnh)
Thiền của phương pháp của mình rất là đơn giản, nó không có gò bó trong một tư thế, một không gian, thời gian, nơi chốn và phương hướng nào hết.
Tư
thế là như thế nào? Tức là chúng ta có thể ngồi
trên ghế
cũng được, ngồi
kiết già cũng được, ngồi bán già cũng được,
xếp bằng cũng được, chúng ta nằm thiền cũng được, đứng bất động cũng được, quỳ
thiền cũng được
Trong
không gian thì chúng ta thiền ở bất cứ đâu: phòng khách, phòng ngủ, nhà tắm, toilet, nhà bếp. Tức là chúng ta có quyền thiền bất cứ đâu mà chúng ta cảm thấy là không gian đó yên tĩnh, tạo sự thoải mái cho
mình. mình có
thể thiền được
thì mình cứ thiền. Năng lượng chỗ nào cũng như nhau hết, năng lượng nhiều hay ít sẽ dựa vào cái tâm của người tập. Nếu mà chúng ta định tốt
thì năng lượng chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn. Nếu như chúng ta bây
giờ không gian có thoải mái,
tư thế mình
có đẹp nhưng tâm của mình không có định được thì chúng ta cũng không nhận được năng lượng.
Thời
gian thì chúng ta muốn tập vào khoảng thời gian nào đều được hết. Sáng, trưa, chiều, tối thậm chí nửa đêm vẫn được. Thời gian sẽ hợp lý đối với người tập chứ không phải là cái thời gian đó dành cho tất cả mọi người.
Về nơi chốn thì chúng ta có thể tập ở nhà vẫn được, ra công viên tập vẫn được, đi chùa, đi nhà thờ. Nói chung là bất kỳ đâu mà chúng ta đều tập được.
Về
phương hướng thì chúng ta sẽ không coi theo tuổi và coi theo phương hướng để mình ngồi
hướng theo đó mình tập. Chúng ta không cần điều đó bởi
vì năng lượng có ở khắp xung quanh chúng ta, quan trọng là chúng ta có biết là thu được năng
lượng đó không, là thu được năng lượng nó vào cơ thể của mình để biến chuyển cho bản thân mình
được hay
không. Đó mới làm cái điều quan
trọng.
Cái
có sự quyết định với chúng
ta là người tập
thì mình phải làm đủ 3 động tác:
Động tác số 1: vận hành luân xa
Động tác số 1 là chúng ta sẽ hít nhẹ vào bằng mũi, thổi dài ra bằng miệng, làm như vậy ba lần. Khi hít thì chúng ta hít nhẹ thôi nhưng khi thở thì chúng ta sẽ thổi dài ra bằng miệng, đưa hết hơi của mình ra. Chúng ta làm như vậy
3 lần 4 lần 5 lần vẫn được.
Động tác số 2
Tiếp
theo là chúng ta sẽ đến động tác số 2 là chúng ta sẽ thả lỏng cơ thể và tâm
của chúng ta thì định trên đỉnh đầu và hoặc quan sát hơi thở của bản thân
mình đều được. Nhưng thường mình khuyên người tập mà chúng ta thời gian đầu
thì chúng ta nên định trên đỉnh đầu là tốt nhất vì trên đỉnh đầu là luân xa 7, khi chúng ta định lên
trên đỉnh đầu thì chúng ta có thể quan sát được năng lượng vào cơ thể mình như
thế nào
vì luân xa số 7 là nơi giao
nhau giữa năng lượng bên ngoài và cơ thể của mình. Khi chúng ta định luân
xa 7
thì năng lượng sẽ đổ vào cơ thể của mình, điều đó sẽ giúp cho mình quan sát được năng lượng và
cảm nhận được năng lượng vào cơ thể của mình.
Khi
chúng ta định luân xa 7 cũng có thêm một cái lợi nữa là luân xa 7 là luân xa
chủ quản nên
khi mà chúng ta định ở luân xa 7 thì tất cả những luân xa khác là sẽ quay và chúng ta cũng không cần mất thời gian tập quay từng luân xa vì như vậy thì nó sẽ làm cho
cái tâm của chúng ta nó không có định tốt. Khi mà chúng ta đang tập trung luân xa 7 rồi
ta chợt nhớ bây giờ tới luân xa 6 và tới luân xa 5 và tới lui luân xa thì như vậy sẽ mất thời gian cho người tập, mà hiệu quả
không có cao.
Nhưng nếu như chúng ta
dành 30 phút hoặc một tiếng một buổi tập đó chỉ tập trung ở trên đỉnh đầu thôi thì cái lượng năng lượng chúng
ta nhận nó sẽ nhiều hơn và nó sẽ dễ dàng hơn cho người tập.
Đó
làm cái lợi khi
chúng ta tập trung quan sát, để tâm của mình quan sát nằm ở luân xa 7.
Có
một số anh chị em khi mà ở bước số 2 này mình không định trên luân xa 7 được mà mình đã quen để ý vào cái hơi thở, hít vào
thở ra, hít vào
thở ra thì chúng ta có thể để
ý hơi thở của mình cũng được, quan sát hơi thở của mình cũng được, không sao hết.
Nhưng
như mình nói ở thời gian đầu thì cái việc mà mình định ở trên luân xa 7,
mình cảm nhận được năng lượng, nó cũng giúp cho mình
thích luyện tập. Vì mình đã nghe mọi người nói rất
nhiều về năng lượng, khi nhận năng lượng vào cơ thể rồi năng lượng biến chuyển hay như thế này như thế kia. Dĩ nhiên là
cái tâm của
mình nó cũng nảy lên sự tò mò, mình cũng muốn biết là năng lượng này là như thế nào, cho nên khi mà mình quan sát được trên luân xa 7, tâm mình định ở
đó, mình để ý được chỗ đó thì mình sẽ biết được năng lượng đổ
vào cơ thể mình như thế nào, nó cũng giúp cho người tập là mình sẽ thích thú, mình sẽ muốn tập nhiều hơn so
với cái việc là mình chỉ để ý hơi thở hít vào
thở ra hít vào thở ra.
Khi
để ý hơi thở hít vào thở ra thì đối với những người
tập lâu năm không sao hết vì họ cảm nhận được năng lượng tốt rồi còn với người mới khi để ý vào hơi thở trên mình sẽ không cảm nhận
được năng lượng vào thì lúc nó sẽ làm cho mình không khoái lắm và mình sẽ ít luyện tập hơn những
người mà cảm nhận được.
Động tác số 3: xả thiền
Khi
chúng ta để mình ở trong một trạng thái thoải mái như vậy để nhận năng lượng đến một
thời điểm nhất định là chúng ta muốn dừng tập thì chúng ta sẽ tiếp tục
làm động tác số 3.
Động
tác số 3 giống như động tác số 1 tức là chúng ta cũng hít nhẹ vào bằng mũi, thở dài ra bằng miệng làm như vậy 3 lần
là coi như kết thúc buổi tập của mình.
Ý nghĩa của 3 động tác luyện tập
Động tác số 1 sẽ giúp
cho chúng ta vận hành luân xa của mình.
Nó giống như việc là
chúng ta muốn chạy xe là phải đạp máy hoặc phải đề ga lên vậy đó, để cho luân xa
của chúng ta bắt đầu được vận hành và bắt đầu luân xa quay.
Tiếp
theo đó chúng ta sẽ chuyển tiếp động tác 2. Động tác số 2 này nó sẽ giúp
cho chúng ta quay cái luân xa định lại và chúng ta sẽ quay luân
xa để chúng ta nhận năng lượng.
Khi chúng ta nhận năng lượng đủ rồi, chúng ta cảm thấy cơ thể
mình như vậy là thanh trược và khỏe rồi thì chúng ta sẽ dừng buổi tập. Chúng
ta chỉ cần làm lại cái động tác giống như động tác số một thì nó sẽ dừng luân xa chúng ta lại.
Hướng dẫn thiền động
Tại sao phải học thiền động
Khi
thiền động
cũng rất là đơn giản. Tại sao chúng ta phải học thêm về cái phần thiền động này.
Thực tế thì ngày xưa mình được hướng dẫn không
có phần này. Nhưng trải qua thời gian mình
thực hành
phương pháp này trong cuộc
sống thì mình cảm thấy rằng là chúng ta thường nghĩ là
mình ngồi bất động mới là thiền. Thật ra không phải vậy. Cuộc sống của mình, nếu như người nào họ có thể định được mọi lúc mọi nơi họ có thể là hay biết sự
việc của mình làm được mọi lúc mọi nơi thì người đó có thể làm chủ được cuộc sống của họ. Nó rất là có lợi cho người
tập cho nên mình mới đưa
phần thiện động này vào bài hướng dẫn cho các
bạn.
Bởi
vì khi chúng ta động mà chúng ta vẫn giữ được cái tâm bình tĩnh và vẫn nhận được năng lượng
thì điều đó là có lợi cho người tập.
Nó không có hại gì cho chúng ta hết. Nó chỉ bổ trợ thêm cho chúng ta thôi.
Thiền động như thế nào sẽ đạt
hiệu quả
Bây
giờ bạn là người đã học phương pháp này tức là luân xa bạn đã được thông.
Bạn
chỉ cần
làm động tác
số 1 là vận hành luân xa thì luân xa của bạn nó sẽ quay thì thiền động bạn vẫn phải vận hành để luân xa bạn quay.
Khi
mà luân xa bạn đã quay rồi thì bạn mới chuyển tiếp qua các động tác số 2 để thu
năng lượng.
Ở
các động tác số 2 của phần thiền tịnh là chúng ta ngồi bất động,
hoặc chúng ta quỳ bất
động, chúng
ta đứng bất động để chúng ta nhận năng lượng. Nhưng ở phần thiiền động này chúng ta không bất động giống như vậy
ở động tác số
2 là
chúng ta đã đang động,
chúng ta đang làm việc, đang tập thể dục và đang
đi bộ, chúng
ta đang
làm một công việc nhà nào đó như
nhặc rau, quét nhà, rửa bát, ăn cơm chẳng hạn.
Chúng
ta vẫn nhận được năng lượng bằng cách chúng ta quan sát thấy việc của mình
đang làm, hay biết việc mình
đang làm thì mình vẫn nhận được năng lượng.
Lúc
này cái tâm chúng ta đang để ở đâu: để vào cái việc của mình. Mình đang làm cái việc gì thì mình biết mình đang làm cái việc đó. Ví dụ mình ăn cơm, mình biết mình đang ăn cơm và khi mình đang ăn cơm thì
mình đang
làm việc gì,
mình đang cầm đũa mình gấp mình ăn đúng không.
Mình đang ăn cái gì, à mình gắp thức ăn gì và mình ăn
như thế nào. Chúng ta hay biết cái việc của mình đang làm.
Chúng ta đang trong
trạng thái động nhưng chúng ta hay biết việc mình chứ
không phải chúng ta ăn trong trạng thái là một điều gì đó
đã thuần thục rồi, chỉ gắp ăn nhưng khi hỏi lại
chúng ta hoàn
toàn không biết là hồi nãy là mình đã có ăn món đó chưa và mình ăn nhiều hay ít mà hoàn toàn chúng ta không
biết. Tức là
chúng ta ăn trong trạng thái
giống như quen thuộc không phải là cái thiền. Lúc chúng ta không có quan sát
việc của mình đang làm, không tập trung trong việc mình đang làm thì chúng ta không nhận được năng lượng. Nhưng khi
chúng ta hay biết việc của chúng ta đang làm chúng ta có thể quan sát được và
chúng ta nhìn thấy được việc hiện tại của mình đang làm thì chúng ta nhận
được năng lượng.
Lợi ích của thiền động
Việc
thiền động
này rất là có
lợi cho có người tập.
Lợi thứ nhất là chúng ta sẽ giữ được cái tâm của mình, định được mọi lúc mọi
nơi. Việc
trước tiên là công việc của
bạn khi bạn tập trung được, bạn quan sát được việc của bạn thì bạn
sẽ biết bạn làm cái việc đó bị sai ở chỗ nào và chỗ nào chưa hợp lý, bạn sẽ làm tốt hơn và nhanh hơn, sai sót sẽ ít hơn.
Lợi thứ hai là bạn có thể
nhận được năng lượng được bất cứ đâu chỉ cần mình
làm đủ 3 động tác, định được thì sẽ nhận được
năng lượng.
Lợi thứ ba là việc mà mình hay biết cái việc của bản thân tại thời điểm đó nó
còn có lợi cho người tập sau này vì nó giúp cho người tập về lâu dài có thể
quan sát được cái suy nghĩ hành động của bản thân trước khi nói hay trước khi làm
điều gì đó. Nó giúp cho người tập hạn chế được những cái ý tưởng suy nghĩ tiêu cực không tốt hay những việc
làm dẫn đến những sai lầm đáng tiếc sau này của bản thân mình. Nó sẽ hạn chế lại bởi vì chúng ta hay biết việc hiện tại. Ví dụ như chúng ta vừa
giơ tay lên tính đánh một người nào đó thì chúng ta cũng hay biết việc đó rồi
chúng ta tự nhiên giật mình, ủa sao
mình lại đánh người ta, đánh người ta thì mình có lợi gì, thì tự động bạn sẽ không
làm việc đó nữa, nó sẽ hạn chế lại.
Sau
khi mà chúng ta hay biết được cái việc của mình đang làm như vậy, bạn muốn dừng buổi thiền động đó lại bạn chỉ cần làm lại động
tác số 1 để dừng luân xa lại thì coi như
cái buổi thiền động đó kết thúc.
Thiền động này
chúng ta sẽ ứng dụng vào việc gì?
Như
mình đã nói,
tập thể dục, làm
công việc nhà, công việc tại cơ quan này, chạy xe, đi bộ, lúc ăn cơm nè, nói chuyện, … Tức là chúng ta có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi và chúng ta có thể kết hợp vừa động, vừa tĩnh luôn vẫn được.
Ví
dụ như bạn có thói quen là
buổi sáng bạn tập yoga hoặc bạn đi bộ và tập Dịch Cân Kinh chẳng hạn.
Trước
khi bạn đi bộ, ví
dụ vậy, thì bạn
có thể vận hành luân xa, tức là bạn hít bằng mũi thở bằng miệng, làm như vậy ba lần sau
đó bạn tập trung vào cái việc đi bộ của mình bạn quan sát được bước
chân của bạn, chân trái đi trước hay là chân phải bước lên trước. Khi mà bàn chân bạn hạ xuống dưới đất thì cái chỗ nào ở
bàn chân
là nó chạm đất trước, ví dụ vậy. Tức là bạn quan sát được cái việc đi
của mình.
Sau khi bạn
đi như vậy một vòng công viên, ví dụ khi bạn
muốn dừng, bạn không muốn động nữa, bạn muốn chuyển qua phần
ngồi, đó là thiền tĩnh, để bạn nghỉ ngơi và bạn nhận năng lượng thì bạn
không cần phải hít thở là ba lần (tức là không cần phải làm động tác
thứ ba) mà
khi bạn đi một vòng
vậy bạn có thể ngồi xuống và bạn tiếp tục thiền luôn. Thế là tiếp tục thiền tịnh luôn để nhận năng lượng
luôn.
Sau khi bạn ngồi thiền tịnh như vậy khoảng một thời gian nhất
định nào đó và bạn cảm thấy là như vậy đủ rồi. Lúc này bạn mới làm các động tác số 3 tức
là hít nhẹ vào mũi thổi dài
ra bằng miệng làm như vậy 3 lần để xả thiền.
Lưu ý
Có
một điều
quan trọng các bạn cần lưu ý, cần nhớ là việc ngồi thiền tịnh mỗi ngày là chúng ta vẫn phải thiền đủ và không được bỏ
tập. Vì trong bốn cái tư thế đi, đứng, nằm, ngồi thì cái việc ngồi thiền là việc quan trọng nhất.
Tại
sao? Vì nó giúp cho bạn dễ dàng tĩnh tâm và dễ
dàng nhận được năng lượng, dễ dàng loại bỏ được những cái tạp niệm và việc mình thu năng lượng nó dễ hơn là việc
mình động.
Cho
nên là
việc ngồi thiền luyện tập mỗi ngày
vẫn phải duy trì liên tục hàng ngày. Tuyệt đối không được thay thế, lấy thìền động thay cho thiền tĩnh.
Không được, thiền động chỉ bổ trợ cho cái phần thiền tĩnh
thôi. Tức là việc mình thiền động nó mỗi ngày này chỉ bổ trợ cho việc mình ngồi luyện tập thiền mỗi
ngày thôi chứ nó không thay thế phần thiền
tĩnh kia. Mình chỉ thêm chứ mình không có bỏ bớt.
Nếu như bạn thay thế hẳn thì hiệu quả của bạn nó sẽ không
cao bởi vì bạn động nhưng bạn có dám chắc chắn là trong lúc
bạn động và tâm của bạn vẫn định và dẫn quan sát tốt không? Điều đó rất khó.
Cho nên muốn đạt hiệu quả và có một cơ thể khỏe mạnh và việc luyện tập sẽ hiệu quả cao hơn thì bạn có thể kết hợp nhưng không loại bỏ và không thay thế. Bạn có thể bận quá tâm định không tốt, bạn không tập thiền động được vẫn được, nhưng thiền tịnh, việc ngồi thiền mỗi ngày bạn vẫn phải tập. Đó là điều quyết định đến sự thành công hay thất bại của bạn. Việc luyện tập ngồi thiền là việc quan trọng nhất nha. Còn việc thiền động chỉ bổ trợ thêm thôi khi mà chúng ta có thời gian và chúng ta định tốt thì chúng ta làm và chúng ta nên tập dần đi, được mọi lúc mọi nơi thì đó là rất có lợi cho các bạn.
Trích và hiệu chỉnh từ bài giảng của chị Nguyễn Ngọc Phượng– TP HCM – 0907513835
Nhận xét
Đăng nhận xét